Bao bì mỳ tôm được Viettop sản xuất với nhiều quy cách, chất liệu khác nhau. Nhưng phổ biến là bao bì mỳ tôm bằng túi màng ghép phức hợp (bao bì nilon), bao bì mỳ tôm giấy,...
Tại sao gọi mì ăn liền là mỳ tôm?
Ở khắp mọi miền đất nước, mì ăn liền mặc dù có hương vị gà, bò, lợn nhưng vẫn được gọi là mì tôm, tại sao lại thế?
Khoảng những năm 1980 – 1990, Mì tôm Miliket gần như độc quyền thị trường mì ăn liền với thị phần trên 90%. Và bên ngoài bao bì ngoài có in hình con 2 con tôm trên nền giấy kraft giản dị và là hương vị gây thương nhớ đối với biết bao thế hệ người tiêu dùng. Cũng từ đó, mì ăn liền thường được người tiêu dùng gọi là “mì tôm”, ngầm khẳng định sức ảnh hưởng lớn như thế nào của mì “hai con tôm” đến tâm trí và thói quen của người dân Việt. Mời bạn tìm hiểu các loại bao bì mì ăn liền phổ biến
Bao bì mì tôm giấy
Với chất liệu giấy kraft, được sử dụng rộng rãi để làm bao bì mì tôm từ thập niên 80-90. Cho tới nay ,thương hiệu mì Miliket (có nơi gọi là mì 2 tôm, mì 4 tôm) vẫn giữ nguyên phong cách ấy như một bản sắc đặc trưng của thương hiệu. Bao bì giấy được thiết kế để in ấn giản dị, mộc mạc, bởi thế nó mang lại cho chúng ta cảm giác hoài cổ, thân thiện hơn, mặc dù có bề ngoài không được bắt mắt như bao bì màng ghép.
.
Bao bì mì tôm bằng nilon
Mì ăn liền là loại thực phẩm có sức tiêu thụ rất lớn, đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các thương hiệu sản xuất rất cao. Song song với việc nghiên cứu, phát triển cho mùi, vị sản phẩm mì ăn liền phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng, đó là đầu tư kỹ lưỡng về bao bì mì ăn liền, để khi trưng bày trong các cửa hàng, siêu thị nó hấp dẫn, tạo được sự chú ý tới khách hàng.
Trước tiên, bao bì mì tôm bằng nilon là tên gọi quen thuộc của khá nhiều người bởi nó có vẻ ngoài tương tự với các loại túi nilon quen thuộc. Nhưng thật ra, các loại bao bì bằng nilon là dạng bao bì màng ghép, việc sản xuất bao bì mì tôm bằng những loại màng nào tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và bí quyết riêng của các công ty sản xuất bao bì.
Tựu chung lại, bao bì mì ăn liền phải đảm bảo các tiêu chí sau :
-
Đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm
-
Lớp bề mặt cho bản in sắc nét sống động
-
Có khả năng chống nước, giữ được hương vị sản phẩm
-
Độ dai đảm bảo đủ để bảo vệ sản phẩm khỏi các va chạm nhẹ, nhưng dễ xé để sử dụng
Một vài gợi ý về thiết kế bao bì mì tôm
Tuỳ thuộc vào hương vị, đặc điểm riêng biệt của từng loại mì ăn liền mà sẽ có nhiều kiểu thiết kế đa dạng,xem một vài ví dụ sau:
- Mỳ chua cay thường để gam màu nóng như đỏ, vàng, cam
- Mỳ ăn liền cho người ăn chay thì để màu xanh mát của rau, củ
- Đối với các loại mì có nguồn gốc từ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan nên đưa các hình ảnh là biểu tượng, là đặc trưng của các quốc gia đó vào thiết kế bao bì.
- Nội dung, hình ảnh trên bao bì dễ đọc, có điểm nhấn.
Viettop trực tiếp sản xuất bao bì mì ăn liền, với nhiều ưu điểm vượt trội sau đây:
- Bao bì được in chất lượng cao, đường hàn và độ bám dính giữa các màng tốt.
- Nguyên vật liệu sử dụng cho bao bì đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Bao bì được sản xuất trong môi truờng đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Đặc biệt màng ghép theo công nghệ không sử dụng dung môi.
- Bao bì được in chất lượng cao (in từ 1 -9 màu), đường hàn và độ bám dính giữa các màng tốt.